Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

BẢN CHẤT ÔNG HÀNG XÓM

“Kịch bản” của Trung Quốc là: Sau khi tàu cá dọn đường, lực lượng hải cảnh theo sau, tiếp đó là cải tạo đất trên đá san hô và cuối cùng là quân sự hóa và kiểm soát. Tôi gọi đó là chiến lược đánh cá, bảo vệ, chiếm giữ và kiểm soát”.
Alan Dupont, Giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, Australia
Trung Quốc coi ngư dân và tàu cá là công cụ quan trọng
“Các quan chức Trung Quốc coi ngư dân và tàu cá là công cụ quan trọng trong việc mở rộng sự hiện diện của Trung Quốc cũng như yêu sách chủ quyền của họ trong các vùng biển tranh chấp.
Ngư dân Trung Quốc đang ngày càng trở thành lực lượng tiên phong trong các tranh chấp ở Biển Đông. Sự cố liên quan đến đánh bắt cá thậm chí có thể gây ra những căng thẳng lớn hơn về ngoại giao và an ninh giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực”.

Zhang Hongzhou, chuyên gia tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang - Singapore

Hải chiến Gạc Ma và tham vọng của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông

Từ đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã có tham vọng độc chiếm Biển Đông, nhưng đến đầu năm 1974, Trung Quốc mới nhận thấy cơ hội chín muồi cho một cuộc tấn công chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Đến giữa những năm 80, Trung Quốc bắt đầu cho hải quân gặm nhấm dần một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 10/11/1987, họ chiếm đảo Louisa; từ ngày 31/1 đến 28/2/1988 họ tiếp tục chiếm các đảo: bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa.