Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Trung Quốc chống phán quyết PCA: Bộc lộ rõ bản chất ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế

Sau khi Tòa Trọng tài thường trực (viết tắt là PCA - Permanent Court of Arbitration) có trụ sở ở La Haye - Hà Lan ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc vào ngày 12/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức lãnh đạo nước này đã đồng loạt lên tiếng chống lại phán quyết của PCA.

Hoan nghênh PCA đã ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò 9 đoạn

Ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (viết tắt là PCA - Permanent Court of Arbitration) có trụ sở ở La Haye - Hà Lanđã ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông sau 3 năm thụ lý.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

TQ dịu giọng sau khi Hoàn Cầu kêu gọi chuẩn bị cho chiến tranh

Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 5/7 đăng tải bài xã luận kêu gọi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự có thể xảy ra ở Biển Đông.
Báo Trung Quốc lỗi cho Mỹ can thiệp vào khu vực Biển Đông, làm phức tạp tình hình và cho rằng căng thẳng có thể leo thang do phán quyết sắp tới từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện đường 9 đoạn.
Đây được cho là một động thái gây thêm căng thẳng trước thềm phán quyết và giống như một sự cảnh báo sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền (phi pháp) của Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế.
Trả lời câu hỏi về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cùng ngày đã đưa ra một phản ứng dịu nhẹ hơn khi nói rằng Bắc Kinh luôn cam kết vì hòa bình.
"Trung Quốc sẽ làm việc với các nước ASEAN để đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông", ông Hồng nói tại phiên họp báo thường ngày, nhắc đến Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tái khẳng định quan điểm về việc PCA sắp ra phán quyết liên quan đến vụ kiện Biển Đông: "Chúng tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rằng, đối với các tranh chấp có liên quan, Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ quyết định mang tính áp đặt nào của bên thứ ba và đó không phải là giải pháp được Trung Quốc chấp nhận".
Năm ngoái, PCA khẳng định vụ kiện phản ánh "tranh chấp giữa hai nước liên quan tới việc diễn giải và áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982" và vấn đề này thuộc thẩm quyền của PCA.
PCA cho rằng việc Trung Quốc không tham gia quá trình tố tụng không ảnh hưởng đến quyền xét xử của tòa, đồng thời quyết định đơn phương khởi kiện của Philippines không vi phạm thủ tục giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.
Trong một diễn biến liên quan, Philippines cũng tìm cách làm giảm căng thẳng với Trung Quốc trước phán quyết của PCA, nhưng phủ nhận khả năng bác bỏ kết quả của vụ kiện.
"Thực tế đã chỉ ra rằng không ai muốn xảy ra xung đột, không ai muốn giải quyết xung đột bằng vũ lực, không ai muốn chiến tranh", Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói trên truyền hình ngày 5/7.
"Tôi hiểu rằng tổng thống muốn duy trì quan hệ tốt đẹp, vững mạnh với tất cả mọi người, bao gồm cả Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác", ông Yasay nói, đề cập đến tuyên bố của tân Tổng thống Rodrigo Duterte khi tuyên thệ nhậm chức vào tuần trước.
Ông Yasay nói Philippines sẽ cần đến "một phái đoàn đặc biệt" để giúp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

rung Quốc tập trận ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam

Ngày 4.7.2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5-11.7.2016 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 3.7.2016, phía Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5-11.7.2016 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
         Hành động này của phía Trung Quốc một lần nữa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”.

Chuyên gia Mỹ dự báo phản ứng từ Trung Quốc nếu Philippines thắng kiện

Theo Đài RFI, vào ngày 12/7 tới, Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) sẽ công bố phán quyết về trường hợp Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông theo đơn kiện của Philippines.
Giới quan sát dự báo Bắc Kinh sẽ bị thua và có hành động không xứng tầm với một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Theo phân tích của ông Harry J.Kazianis, chuyên gia Mỹ hàng đầu về an ninh quốc phòng của tổ chức nghiên cứu Potomac Foundation và tạp chí an ninh The National Interest, Bắc Kinh có nhiều phương án nhưng tất cả đều không có lợi cho toàn thể châu Á và cho cả Washington.
Phương án thứ nhất khi bị thua kiện, Trung Quốc không làm gì và xem như mặc nhiên chấp nhận phán quyết, nhưng âm thầm bước qua giai đoạn mới để khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố các đảo nhân tạo, xây dựng tiền đồn và trang bị vũ khí đầy đủ kể cả với tên lửa diệt hạm, chiến đấu cơ và oanh tạc cơ thực hiện chiến lược mà Bắc Kinh gọi là vùng cấm tiếp cận A2/AD.
Trung Quốc đã nhiều lần nói đến phương án A2/AD để bày tỏ sự tức giận đối với Mỹ.
Tuy nhiên, theo nhận định của Harry J.Kazianis, ít có khả năng Bắc Kinh chọn kịch bản này vì nếu bị xử thua, phe dân tộc chủ nghĩa sẽ gây áp lực rất lớn với ông Tập Cận Bình, đòi hỏi một phản ứng mạnh bạo hơn, bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc vượt tầm Biển Đông.
Trong tình thế này, rất có thể Bắc Kinh sẽ chọn phương án thứ hai, được xem có "xác suất cao nhất": Tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ viện lý do phán quyết của PCA đe dọa an ninh Trung Quốc.
Với những căn cứ quân sự trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam và lực lượng hải quân, không quân, tên lửa bố trí trong vùng, Trung Quốc hội đủ các yếu tố để tuyên bố ADIZ ở Biển Đông, còn thi hành hay không là chuyện khác.
Phương án thứ ba là Trung Quốc dùng hết sức mạnh của mình để "châm ngòi" vào các điểm nóng tại châu Á mà nhà phân tích Harry J.Kazianis gọi là hung hăng.
Cụ thể Trung Quốc sẽ gia tăng hoạt động hải quân, không quân ở biển Hoa Đông để chọc giận Nhật Bản.
Bắc Kinh sẽ tạo căng thẳng ở eo biển Đài Loan, cấm du khách Trung Quốc đại lục sang thăm hải đảo, giảm giao thương và đầu tư.
Trung Quốc cũng có thể bồi đắp bãi đá ngầm Hoàng Nham (Scarborough) thành căn cứ quân sự tiền phương, vốn chỉ cách quân cảng Subic Bay (Philippines) 150 hải lý.
Như vậy sau ngày 12/7, châu Á không tránh khỏi tình trạng căng thẳng gia tăng vì Trung Q

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

CÁC FAN CUỒNG HẬU DUỆ MẶT TRỜI HÃY SUY NGẪM

QUÂN HÀN (NAM TRIỀU TIÊN) ĐỐI VỚI CHIẾN TRANH MIỀN NAM VIỆT NAM THẾ NÀO?. HÃY XEM LẠI LỊCH SỬ MỸ CÙNG CÁC ĐỒNG MINH ĐƯA QUÂN VÀO TRỰC TIẾP THAM CHIẾN Ở CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM NHƯNG BỘ ĐỘI TA KHÓ ĐỐI PHÓ NHẤT VÀ ÁC ÔN NHẤT VỚI ĐỒNG BÀO TA LÀ QUÂN CHƯ HẦU NAM TRIỀU TIÊN (Park Chung Hee), VỚI HƠN 50000 QUÂN CHỈ SAU MỸ LÀ LÍNH ĐÁNH THUÊ, HỌ CHIẾN ĐẤU VÌ TIỀN BỞI LÚC ĐÓ HỌ CŨNG RẤT NGHÈO ĐÓI. QUÂN ĐỘI NAM TRIỀU TIÊN CÓ GÌ LÀ VINH DỰ

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Dạy con làm thơ

Cô giao con tập làm thơ tám chữ
Thật là khó con đâu biết làm thơ
Đi hỏi bố, bố chỉ cười rồi bảo
Bài cô giao sao con lại đi nhờ?
Con hãy viết những gì con muốn nói
Về cuộc đời và những ước mơ
Con hãy viết những gì con muốn tỏ
Hãy gieo vần chắp cánh cho nàng thơ

Vậy làm thơ có gì đâu mà khó!

Chiến lược đánh cá, bảo vệ, chiếm giữ và kiểm soát

“Kịch bản” của Trung Quốc là: Sau khi tàu cá dọn đường, lực lượng hải cảnh theo sau, tiếp đó là cải tạo đất trên đá san hô và cuối cùng là quân sự hóa và kiểm soát. Tôi gọi đó là chiến lược đánh cá, bảo vệ, chiếm giữ và kiểm soát”.
Alan Dupont, Giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, Australia
Trung Quốc coi ngư dân và tàu cá là công cụ quan trọng
“Các quan chức Trung Quốc coi ngư dân và tàu cá là công cụ quan trọng trong việc mở rộng sự hiện diện của Trung Quốc cũng như yêu sách chủ quyền của họ trong các vùng biển tranh chấp.
Ngư dân Trung Quốc đang ngày càng trở thành lực lượng tiên phong trong các tranh chấp ở Biển Đông. Sự cố liên quan đến đánh bắt cá thậm chí có thể gây ra những căng thẳng lớn hơn về ngoại giao và an ninh giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực”.

Zhang Hongzhou, chuyên gia tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang - Singapore

Nguy cơ khó lường

Ngư dân Hải Nam cho biết, chính quyền thường xuyên tổ chức các chuyến đi đến quần đảo Trường Sa, với các tàu hải cảnh hộ tống, đặc biệt là khi căng thẳng tăng cao. Nằm trong số ngư dân này và thường xuyên tổ chức những đội tàu cá ngoài khơi này là lực lượng “dân quân biển” - những thường dân được đào tạo sử dụng vũ khí trong việc được cho là "giúp bảo vệ yêu sách trên biển" của đất nước.
Trong nhóm này, các dân quân biển Tanmen, đảo Hải Nam nổi bật hơn cả, khi được vinh danh trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 4-2013, ngay sau khi ông nhậm chức. Bọn họ đóng một vai trò hàng đầu trong việc khuyến khích ngư dân đến quần đảo Trường Sa kể từ năm 1985.
Sự có mặt thường xuyên của họ tại bãi cạn Scarborough trong cuộc đối đầu với Philippines năm 2012 cuối cùng dẫn tới kết quả Trung Quốc nắm được quyền kiểm soát bãi san hô ngập nước này. Chưa kể năm 2014 khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đội dân quân biển của Trung Quốc cũng xuất hiện khá đông đảo.
Những chiếc tàu cá còn giúp cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình mà Trung Quốc cải tạo, bồi đắp bãi đá trái phép ở quần đảo Trường Sa. Tháng 10 năm ngoái, khi tàu khu trục USS Lassen của Mỹ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải gần đá Subi trên Biển Đông, hải quân Trung Quốc giữ một khoảng cách an toàn nhưng tàu thương nhân và tàu cá nhỏ tiếp cận với tàu Mỹ gần hơn nhiều, thậm chí vượt qua mũi của tàu khu trục, Defense News đưa tin. Các chuyên gia nói rằng, những tàu thuyền này có thể do các thành viên lực lượng dân quân biển điều khiển.
Nếu Trung Quốc đứng đằng sau giật dây lực lượng dân quân biển của họ, không một quốc gia nào trong khu vực có thể địch nổi đội tàu cá của họ. “Có rủi ro lớn đối với chính sách này của Trung Quốc”, Rodger Baker, nhà phân tích châu Á-Thái Bình Dương hàng đầu của Công ty tình báo toàn cầu Stratfor nói.

“Tàu cá sẽ đi đến nơi có cá, sò và cua. Nếu thúc giục họ kèm theo luận điệu chủ nghĩa dân tộc và tuyên bố chủ quyền, thuyền trưởng các tàu cá biết họ có thể chịu rủi ro lớn hơn nhưng họ sẽ lấn tới bởi vì họ biết họ sẽ được giải cứu. Điều đó có nghĩa là khủng hoảng tại các vùng biển tranh chấp là gần như không thể tránh khỏi”.

Đằng sau động thái “xua” ngư dân ra khơi

Các chuyên gia cho rằng cuộc chiến về nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông, vốn là một yếu tố gây mất ổn định nhưng thường bị bỏ qua là nguồn nguy cơ biến động không thể tiên đoán. Yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông một phần dựa trên lập luận rằng, ngư dân của họ đã khai thác ở ngư trường này nhiều thế kỷ nhưng thực tế Trung Quốc đang cố mở rộng vùng hoạt động của ngành công nghiệp đánh bắt cá của họ.
Vấn đề ở đây không chỉ là chủ nghĩa dân tộc. Theo các chuyên gia, kinh tế là một động lực lớn cho việc Trung Quốc mở rộng ngư trường nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng đối với ngành công nghiệp xuất khẩu cá có lợi nhuận và mức tăng trưởng nhanh chưa từng có của Trung Quốc.
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, tiêu thụ cá bình quân đầu người của Trung Quốc trong năm 2010 là gần 36kg, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu và đang tăng khoảng 8%/năm. Ngành công nghiệp cá nước này tạo việc làm cho gần 15 triệu người.
Các ngư dân Trung Quốc cho biết, so với các vùng nước ven bờ, quần đảo Trường Sa có nguồn hải sản phong phú hơn nhiều với loài trai khổng lồ, san hô và tôm hùm có giá trị, mặc dù mức độ cạnh tranh đang tăng lên do ngày càng nhiều tàu cá khai thác tại đây. Bởi vậy, chính quyền Trung Quốc cũng “xua” ngư dân ra khơi xa hơn. Họ được trợ cấp nhiên liệu, tàu lớn hơn hoặc hành trình đến quần đảo Trường Sa thì mức trợ giá cao hơn.

Cụ thể, chính quyền tỉnh Hải Nam hỗ trợ mạnh mẽ việc đóng những tàu cá vỏ thép, trong khi hệ thống định vị vệ tinh đắt tiền được cung cấp gần như miễn phí cho khoảng 50.000 chiếc tàu cá. Với thiết bị này, tàu đánh cá Trung Quốc có thể gửi tín hiệu khẩn cấp cho tàu hải cảnh về vị trí chính xác của họ nếu gặp rắc rối.

Cuộc chiến ngầm của ngư dân Trung Quốc ở Biển Đông

Liên tiếp xung đột gần đây
Vài tuần qua, căng thẳng đã bùng lên với Indonesia, Malaysia và Việt Nam khi ngư dân Trung Quốc thường được tàu hải cảnh hỗ trợ đã mạo hiểm vượt qua lãnh hải của họ xâm nhập vào gần bờ biển của quốc gia khác. Đó chỉ là những cuộc xung đột mới nhất trong cuộc chiến lâu dài của Trung Quốc nhằm mở rộng ngư trường của mình, đồng thời áp đặt sự thống trị của họ trên biển.
Vào cuối tháng 3-2016, cơ quan quản lý hàng hải Malaysia phát hiện khoảng 100 tàu đánh cá Trung Quốc được tàu hải cảnh hộ tống trong vùng biển của mình. Đội tàu này được phát hiện ở khu vực gần cụm bãi cạn Luconia, cách bờ biển Borneo của Malaysia chưa đầy 100 hải lý và cách đảo Hải Nam, Trung Quốc tới 800 hải lý. Đầu tháng này, Việt Nam đã bắt giữ một tàu Trung Quốc làm nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cho các tàu cá Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam.
Tuy nhiên, vụ việc đáng chú ý nhất là hôm 20-3, nhà chức trách Indonesia đã áp sát một tàu cá Trung Quốc đang ở gần quần đảo Natuna của Indonesia. Khi tàu Indonesia bắt đầu kéo chiếc tàu cá Trung Quốc vào bờ, một tàu hải cảnh Trung Quốc đã can thiệp, đẩy tàu cá quay trở lại vùng biển quốc tế, buộc phía Indonesia phải tháo cáp kéo.
Indonesia vốn có quan hệ khá hữu nghị với Trung Quốc, nhưng sau vụ việc này, Chính phủ Indonesia đã tỏ thái độ giận dữ, cho rằng những nỗ lực nhằm duy trì hòa bình trong vùng biển tranh chấp đã bị “phá hoại”. Các quan chức quốc phòng nước này tuyên bố sẽ điều tàu hải quân lớn hơn để bảo vệ các tàu tuần tra của họ trong khu vực, xem xét triển khai quân ở khu vực đảo xa và thậm chí có thể triển khai máy bay chiến đấu F16 của Mỹ đến quần đảo Natuna để đuổi “kẻ trộm”.
Trung Quốc "tuyên bố chủ quyền" tới 90% diện tích Biển Đông, dựa trên “đường chín đoạn” đi sát bờ biển của Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và Indonesia. Trước phản ứng nói trên của Indonesia, như thường lệ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng các tàu cá của Bắc Kinh hoạt động tại “ngư trường truyền thống”, mặc dù vụ việc xảy ra chỉ cách đảo Natuna một vài hải lý và cách đảo Hải Nam tới 900 hải lý.
Trung Quốc đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc quân sự hóa Biển Đông, chỉ ra rằng với chiến lược tái cân bằng sang châu Á của Tổng thống Obama, Mỹ và Philippines gần đây đã đạt thỏa thuận lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ Mỹ sẽ cử lực lượng Mỹ đến 5 căn cứ quân sự ở Philippines, cùng với đó là hoạt động diễn tập quân sự đang diễn ra giữa hai nước.

Tuy vậy, Alan Dupont, Giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, Australia nhận định rằng, Trung Quốc đang theo đuổi kế hoạch chiến lược riêng nhằm thống trị Tây Thái Bình Dương và đẩy Hoa Kỳ ra ngoài. Nhưng chính sách “kẻ cơ hội” của Bắc Kinh đã tạo ra tác dụng ngược, khi nhiều quốc gia trong khu vực đoàn kết chống lại Trung Quốc.

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Biển Đông nóng, Trung Quốc đe “bắn hạ máy bay Mỹ” và các kịch bản chiến tranh

VietTimes -- Trong khi những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sớm áp đặt một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, Lầu Năm Góc đang nỗ lực ngăn chặn mưu đồ này của Bắc Kinh. Một học giả Trung Quốc đã đe “bắn hạ máy bay Mỹ”, Asiatimes cho biết.

Thế giới bước vào cuộc chiến tranh lạnh mới ?

Lần đầu tiên sau 4 năm sụt giảm, chi tiêu quân sự của các nước đã tăng thêm 1% lên đến 1,7 nghìn tỷ USD trong năm 2015. Đây là số liệu của bản báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) chuẩn bị.
Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về ngân sách chi tiêu cho hoạt động quân sự, mặc dù ngân sách quốc phòng của họ đã giảm 2,4%, chỉ còn 596 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ hai với 215 tỷ USD (tăng thêm 7,4% so với năm 2014). Ở vị trí thứ ba là Saudi Arabia (87,2 tỷ USD, tăng thêm 5,7% so với năm 2014). Đứng thứ tư là Nga (66,4 tỷ USD, tăng thêm 7,5%).
Theo các tác giả của bản báo cáo, trong danh sách 15 quốc gia với chi tiêu quân sự cao nhất còn có Anh, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Brazil, Ý, Úc, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Israel. Nhật Bản đứng thứ 8 với chi tiêu quân sự 40,9 tỷ USD, sánh được với Đức và Hàn Quốc. Nguyên nhân của việc chi tiêu quân sự thế giới tăng trở lại là khá dễ hiểu. Sau đây là ý kiến của chuyên gia quân sự độc lập Vadim Lukashevich:
"Sự căng thẳng đang tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới. Nguyên nhân là tăng cường cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, gia tăng sự cạnh tranh toàn cầu và những mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế ngày càng tăng do các vấn đề chưa được giải quyết. Trên thế giới thường xuyên xảy ra những cuộc xung đột: dập tắt một cuộc xung đột và ngay lập tức bùng nổ cuộc xung đột khác, ngoài ra còn có những cuộc xung đột tiềm ẩn…. Thế giới bất ổn đẩy chi tiêu quân sự tăng lên, mà điều đó phục vụ lợi ích của các cầu thủ chính trên thị trường vũ khí.
Rõ ràng là thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh lạnh mới, và mỗi quốc gia muốn tăng cường tiềm lực quốc phòng tùy theo quan điểm về mối nguy cơ đang đe dọa nước mình. Nếu ở châu Âu mức chi tăng nhẹ, thì sự gia tăng căng thẳng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là yếu tố thúc đẩy các nước như  Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Việt Nam và những quốc gia khác gia tăng đáng kể ngân sách quân sự.

Cần phải lưu ý rằng, theo các tác giả bản báo cáo, các chi phí quốc phòng bao gồm không chỉ việc mua các loại vũ khí, công tác hậu cần quân đội, mà còn xây dựng quân đội, thực hiện các cuộc nghiên cứu, tiền lương trả cho nhân viên dân sự làm việc cho lực lượng vũ trang, các chi phí hành chính, vv. Rất may là cuộc chạy đua vũ trang chưa lên vũ trụ! Yếu tố hạn chế sự gia tăng chi tiêu quân sự toàn cầu có thể là… chiến tranh. Tất nhiên, đây là kịch bản ngày tận thế, nhưng, tôi hy vọng rằng, lý trí lành mạnh sẽ chiến thắng được tham vọng quân sự.

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

BẢN CHẤT ÔNG HÀNG XÓM

“Kịch bản” của Trung Quốc là: Sau khi tàu cá dọn đường, lực lượng hải cảnh theo sau, tiếp đó là cải tạo đất trên đá san hô và cuối cùng là quân sự hóa và kiểm soát. Tôi gọi đó là chiến lược đánh cá, bảo vệ, chiếm giữ và kiểm soát”.
Alan Dupont, Giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales, Australia
Trung Quốc coi ngư dân và tàu cá là công cụ quan trọng
“Các quan chức Trung Quốc coi ngư dân và tàu cá là công cụ quan trọng trong việc mở rộng sự hiện diện của Trung Quốc cũng như yêu sách chủ quyền của họ trong các vùng biển tranh chấp.
Ngư dân Trung Quốc đang ngày càng trở thành lực lượng tiên phong trong các tranh chấp ở Biển Đông. Sự cố liên quan đến đánh bắt cá thậm chí có thể gây ra những căng thẳng lớn hơn về ngoại giao và an ninh giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực”.

Zhang Hongzhou, chuyên gia tại trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang - Singapore

Hải chiến Gạc Ma và tham vọng của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông

Từ đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã có tham vọng độc chiếm Biển Đông, nhưng đến đầu năm 1974, Trung Quốc mới nhận thấy cơ hội chín muồi cho một cuộc tấn công chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Đến giữa những năm 80, Trung Quốc bắt đầu cho hải quân gặm nhấm dần một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 10/11/1987, họ chiếm đảo Louisa; từ ngày 31/1 đến 28/2/1988 họ tiếp tục chiếm các đảo: bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016

NGÀY NÀY NĂM ẤY ĐỌNG MÃI TRONG TÔI NHỮNG GƯƠNG MẶT ĐỒNG ĐỘI ĐÃ NGÃ XUỐNG

Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa 60 vạn quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới Việt Nam từ Lai Châu đến Quảng Ninh với chiều dài 1.200 km. Ngày 18/3, Trung Quốc rút quân, nhưng 10 năm sau đó vẫn tìm cách xâm phạm lãnh thổ nước ta. Những ngày đó, chúng tôi là chiến sĩ mới của e288/f325B/Đặc khu Quảng Ninh, trực tiếp chiến đấu giữ các chốt khu vực Cao Ba Lanh – Bình Liêu. Tôi là lính VTĐ của d9, xuống c10 ngày 19/2, vào giữ cụm chốt Đài quan sát chính. Sau 5 ngày chiến đấu, đẩy lui nhiều đợt tiến công không cân sức với địch, chốt của cp và CTV bị mất, chúng tôi hầu như bị bao vây cô lập, không có vận chuyển, tiếp tế, không liên lạc được với trên vì địch đã tiến công sâu vào bên trong. Nhiều đồng chí đã hy sinh hoặc bị thương rất nặng nhưng không chuyển ra được, số còn lại lợi dụng sương mù dày đặc vẫn kiên cường bám trụ cho tới khi hết gạo đạn buộc ct phải cho rút ra. Những gương mặt tôi không kịp nhớ tên đó đến bây giờ gắn với tôi 37 năm đời quân ngũ mỗi khi nhớ lại không khỏi bùi ngùi xúc động nhớ về các anh.
Sau này tôi mới hiểu Trung Quốc đã lợi dụng thời điểm đó để tấn công nước ta, nhưng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt, dù lúc ấy trong nước không còn các lực lượng tinh nhuệ nhất. Hàng chục nghìn người đã ngã xuống, tổn thất rất nặng nề. Chúng phá hoại hoàn toàn 4 thị xã, hơn 20 thị trấn, huyện lỵ, nhiều làng xóm, nhà máy, hầm mỏ, nông trường, cầu đường, nhà cửa… của nhân dân ta tại những nơi chúng đi qua. Thậm chí sau khi phải rút quân thì phía Trung Quốc vẫn tìm cách gây áp lực lên biên giới nước ta cả chục năm trời.
Nhìn lại lịch sử dân tộc hàng nghìn năm thì nước ta thường xuyên bị các triều đại phía Trung Quốc sang xâm lược, tuy vậy Việt Nam chỉ thể hiện ý chí giữ gìn độc lập và cũng sẵn sàng bỏ qua chuyện cũ để hướng tới tương lai. chúng ta không bao giờ muốn gây hận thù dân tộc, nhưng chúng ta phải tôn trọng lịch sử. Nếu quên đi lịch thì không thể biết được hậu quả sau này sẽ như thế nào.
Trong tình hình hiện nay, Trung Quốc đang làm mọi cách để độc chiếm Biển Đông. Nếu như cứ diễn biến theo tuyên bố của họ thì chúng ta sẽ trắng tay ở Biên Đông. Thế nhưng tổ quốc, nhân dân ta không bao giờ chấp nhận. Không chỉ riêng với Trung Quốc, mà bất kỳ kẻ thù xâm lược nào nhân ta cũng quyết chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Việt Nam là một dân tộc anh hùng, đồng thời cũng sẵn sàng xóa bỏ hận thù để cùng hợp tác, mang lại những điều tốt đẹp cho người dân và cộng đồng thế giới.
Trên thực tế, có những nước trước đây đưa quân tới Việt Nam gây chiến, nhưng sau khi chiến tranh khép lại, chúng ta đã từng bước bình thường hóa quan hệ, và ngày càng có những hợp tác sâu rộng hơn. Nhưng đối với một người hàng xóm luôn rình rập, chờ thời cơ để trộm cắp nhà mình thì rõ ràng chúng ta phải đề cao cảnh giác.
Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đã dạy cho chúng ta những bài học đặt giá, cho tới nay vẫn còn nguyên giá trị. Quên bài học đó thì chúng ta sẽ không thể làm gì được với tình hình Biển Đông. các thế hệ trẻ hiểu được giá trị của hòa bình ngày hôm nay đã được đánh đổi bằng xương máu của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào. Hiểu rõ giá trị ấy thì chúng ta có thêm quyết tâm chống kẻ xâm lược. Bài học ấy còn nhắc nhở các nhà lãnh đạo của Đảng, người lãnh đạo quân đội luôn luôn cảnh giác trong mọi tình huống. Nếu chúng ta không nhắc đến bài học lịch sử ấy, không thể hiện sự trân trọng những điều ấy thì sau này khi có kẻ thù còn ai sẵn sàng xông pha? Vì thế chúng ta tri ân những người đã ngã xuống là để khẳng định, bất kỳ ai cầm súng chống ngoại xâm luôn luôn được các thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn tri ân.

Cuộc xâm lược năm 1979 là minh chứng rõ nét nhất cho thế giới thấy được bản chất xấu xa của Trung Quốc, đó là tư tưởng bành trướng chứ không tôn trọng hòa bình như những gì họ rêu rao. Trung Quốc luôn nói dối về cuộc chiến xâm lược, cho rằng họ đã chiến thắng, nhưng trên thực tế họ phải rút lui vì biết rõ không bao giờ có thể khuất phục được ý chí của người Việt Nam – một dân tộc yêu chuộng hòa bình, khát khao hòa bình, nhưng sẵn sàng chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, vì độc lập và hòa bình. Trước khi xâm lược biên giới nước ta, Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa của nước ta. Sau này, họ nhiều lần xâm phạm chủ quyền biển đảo của nước ta. Tới bây giờ, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng các đảo đá, đưa máy bay ra các khu vực này, trắng trợn vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Tất cả những hành vi ấy càng làm cho thế giới thấy được mưu đồ xấu xa muốn độc chiếm Biển Đông, bất chấp sự chân thành và thiện chí của Việt Nam. Nhưng dù thế nào, họ cũng không thể khuất phục được ý chí và nghị lực kiên cường của người Việt Nam.