Ngư dân Hải Nam cho biết, chính quyền thường xuyên tổ chức
các chuyến đi đến quần đảo Trường Sa, với các tàu hải cảnh hộ tống, đặc biệt là
khi căng thẳng tăng cao. Nằm trong số ngư dân này và thường xuyên tổ chức những
đội tàu cá ngoài khơi này là lực lượng “dân quân biển” - những thường dân được
đào tạo sử dụng vũ khí trong việc được cho là "giúp bảo vệ yêu sách trên
biển" của đất nước.
Trong nhóm này, các dân quân biển Tanmen, đảo Hải Nam nổi
bật hơn cả, khi được vinh danh trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình hồi tháng 4-2013, ngay sau khi ông nhậm chức. Bọn họ đóng một vai trò
hàng đầu trong việc khuyến khích ngư dân đến quần đảo Trường Sa kể từ năm 1985.
Sự có mặt thường xuyên của họ tại bãi cạn Scarborough trong
cuộc đối đầu với Philippines năm 2012 cuối cùng dẫn tới kết quả Trung Quốc nắm
được quyền kiểm soát bãi san hô ngập nước này. Chưa kể năm 2014 khi Trung Quốc kéo
giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đội dân quân biển của Trung
Quốc cũng xuất hiện khá đông đảo.
Những chiếc tàu cá còn giúp cung cấp vật liệu xây dựng cho
các công trình mà Trung Quốc cải tạo, bồi đắp bãi đá trái phép ở quần đảo Trường
Sa. Tháng 10 năm ngoái, khi tàu khu trục USS Lassen của Mỹ thực hiện chiến dịch
tự do hàng hải gần đá Subi trên Biển Đông, hải quân Trung Quốc giữ một khoảng
cách an toàn nhưng tàu thương nhân và tàu cá nhỏ tiếp cận với tàu Mỹ gần hơn
nhiều, thậm chí vượt qua mũi của tàu khu trục, Defense News đưa tin. Các chuyên
gia nói rằng, những tàu thuyền này có thể do các thành viên lực lượng dân quân
biển điều khiển.
Nếu Trung Quốc đứng đằng sau giật dây lực lượng dân quân
biển của họ, không một quốc gia nào trong khu vực có thể địch nổi đội tàu cá
của họ. “Có rủi ro lớn đối với chính sách này của Trung Quốc”, Rodger Baker,
nhà phân tích châu Á-Thái Bình Dương hàng đầu của Công ty tình báo toàn cầu
Stratfor nói.
“Tàu cá sẽ đi đến nơi có cá, sò và cua. Nếu thúc giục họ
kèm theo luận điệu chủ nghĩa dân tộc và tuyên bố chủ quyền, thuyền trưởng các
tàu cá biết họ có thể chịu rủi ro lớn hơn nhưng họ sẽ lấn tới bởi vì họ biết họ
sẽ được giải cứu. Điều đó có nghĩa là khủng hoảng tại các vùng biển tranh chấp
là gần như không thể tránh khỏi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét