Các chuyên gia cho rằng cuộc chiến về nguồn lợi thủy sản ở
Biển Đông, vốn là một yếu tố gây mất ổn định nhưng thường bị bỏ qua là nguồn
nguy cơ biến động không thể tiên đoán. Yêu sách của Trung Quốc đối với Biển
Đông một phần dựa trên lập luận rằng, ngư dân của họ đã khai thác ở ngư trường
này nhiều thế kỷ nhưng thực tế Trung Quốc đang cố mở rộng vùng hoạt động của
ngành công nghiệp đánh bắt cá của họ.
Vấn đề ở đây không chỉ là chủ nghĩa dân tộc. Theo các
chuyên gia, kinh tế là một động lực lớn cho việc Trung Quốc mở rộng ngư trường
nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng đối với ngành công nghiệp xuất khẩu cá có
lợi nhuận và mức tăng trưởng nhanh chưa từng có của Trung Quốc.
Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
hợp quốc, tiêu thụ cá bình quân đầu người của Trung Quốc trong năm 2010 là gần
36kg, gần gấp đôi mức trung bình toàn cầu và đang tăng khoảng 8%/năm. Ngành
công nghiệp cá nước này tạo việc làm cho gần 15 triệu người.
Các ngư dân Trung Quốc cho biết, so với các vùng nước ven
bờ, quần đảo Trường Sa có nguồn hải sản phong phú hơn nhiều với loài trai khổng
lồ, san hô và tôm hùm có giá trị, mặc dù mức độ cạnh tranh đang tăng lên do
ngày càng nhiều tàu cá khai thác tại đây. Bởi vậy, chính quyền Trung Quốc cũng
“xua” ngư dân ra khơi xa hơn. Họ được trợ cấp nhiên liệu, tàu lớn hơn hoặc hành
trình đến quần đảo Trường Sa thì mức trợ giá cao hơn.
Cụ thể, chính quyền tỉnh Hải Nam hỗ trợ mạnh mẽ việc đóng
những tàu cá vỏ thép, trong khi hệ thống định vị vệ tinh đắt tiền được cung cấp
gần như miễn phí cho khoảng 50.000 chiếc tàu cá. Với thiết bị này, tàu đánh cá
Trung Quốc có thể gửi tín hiệu khẩn cấp cho tàu hải cảnh về vị trí chính xác
của họ nếu gặp rắc rối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét