Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

Trung Quốc đang mắc "bệnh hòa bình" hay ngứa ngáy chiến tranh?

      Trong những năm gần đây các nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc ngày càng than vãn về cái gọi là "bệnh hòa bình" của quân đội nước này. Theo họ sự thiếu hụt kinh nghiệm chiến đấu trực tiếp suốt 3 thập kỷ qua đã làm suy yếu khả năng của quân đội Trung Quốc để có thể giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh.

Giới phân tích quân sự phương Tây cho rằng, đây là bằng chứng Trung Quốc đang "ngứa ngáy chiến tranh" và những hành động leo thang gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông và Hoa Đông dễ bùng phát leo thang thành xung đột, bất luận là do tính toán sai lầm hay sự lừa dối.
Bắc Kinh duyệt binh quy mô lớn ở Thiên An Môn kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây xa lánh sự kiện này.  Lưu Minh Phúc, một viên Đại tá Trung Quốc nói rằng thật sự cuộc duyệt binh này có mang ý nghĩa cảnh báo đối với các đối thủ chiến lược, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Lưu Minh Phúc cũng là một trong những người đề xuất sớm nhất, có ảnh hưởng nhất với ý tưởng "căn bệnh hòa bình" của quân đội Trung Quốc: "Trong 30 năm qua, quân đội Trung Quốc gần như là lực lượng duy nhất không có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, vì vậy nó mắc bệnh hòa bình. Điều này là sai, vì có tồn tại các mối đe dọa nghiệm trọng về chiến tranh trong thế giới này".
"Tập Cận Bình là một vị Tổng tư lệnh, có thể chỉ huy quân đội chiến đấu và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh", Lưu Minh Phúc bình luận. Ông Bình đã tạo dựng hình ảnh một nhà lãnh đạo cứng rắn và có khả năng tăng cường khả năng chiến đấu cho quân đội Trung Quốc.
Xung quanh cuộc duyệt binh tại Thiên An Môn, Daniel Twining, thành viên cao cấp về châu Á thuộc Quỹ Marshall Đức tại Hoa Kỳ ngày 30/8 bình luận trên Nickkei Asian Review, việc Bắc Kinh xới lại lịch sử chiến tranh chống Nhật Bản có thể gây phản tác dụng. Theo ông, Nhật Bản có vẻ như là nguồn cảm hứng bất tận cho chủ nghĩa quân phiệt đang trỗi dậy tại Trung Quốc.
Nhật Bản đang là mục tiêu chính của Trung Quốc trong tham vọng viết lại lịch sử, bởi lẽ chính quyền Tưởng Giới Thạch hay Trung Hoa Dân quốc mới thực sự đóng vai trò chủ chốt kết thúc Chiến tranh Thế giới II ở  châu Á chứ không phải đội quân của Mao Trạch Đông. Các quan chức Trung Quốc ra sức chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe "thiếu chân thành" khi đưa ra lời xin lỗi.
Nhưng các chiến dịch chống Nhật Bản từ phía Trung Quốc nhanh chóng bị lu mờ trước những hành vi leo thang gây hấn của Bắc Kinh gần đây trên các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp. Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để khẳng định yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của họ đối với lãnh thổ của các nước láng giềng ở Biển Đông và Hoa Đông.
Không chỉ có vậy, quân đội Trung Quốc còn đang nuôi quyết tâm thách thức vai trò của Hoa Kỳ và tìm kiếm không gian chiến lược lớn hơn ở châu Á, vơ vét cướp đoạt các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Họ muốn thống trị châu Á bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng không muốn sống dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc.
Bằng cách tạo ra các tổ chức kinh tế như Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) và các đối tác kinh tế toàn diện trong khu vực, Bắc Kinh thậm chí gợi ý tham vọng xây dựng một châu Á thịnh vượng mới ở phương Đông và không bao gồm Hoa Kỳ. Sự thiếu minh bạch trong chi tiêu quân sự và ra quyết sách của Trung Quốc càng nhấn mạnh thêm lo ngại từ láng giềng, làm tăng nguy cơ tính toán sai lầm chiến lược có thể dẫn đến xung đột quốc tế.
Còn Nhật Bản thì sao, Daniel Twining bình luận, ngân sách quốc phòng của Nhật chỉ bằng 1/4 Trung Quốc. Quân đội Nhật Bản đã không bắn một viên đạn nào trong sự tức giận kể từ sau năm 1945, không giống như Trung Quốc từ khi lập nước 1949 đến nay đã liên tục gây chiến với các nước láng giềng, hết Ấn Độ, Nga, Việt Nam cho đến liên minh Mỹ - Hàn.
Cho đến gần đây Nhật Bản là nguồn đầu tư nước ngoài lớn vào Trung Quốc, hoạt động kinh tế thương mại Nhật - Trung hơn hẳn so với bấtk ỳ quốc gia nào khác. Nền kinh tế Trung Quốc suy giảm đột ngột và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán gần đây đã cho thấy, ngày nay Bắc Kinh đã có đủ vấn đề khó khăn cần giải quyết mà không cần phải đào bới quá khứ.

Daniel Twining cho rằng, những thương vong rất lớn với 60 triệu dân Trung Quốc chủ yếu xảy ra trong thời bình dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông chứ không phải bởi người Nhật. Nhật Bản đã chuộc tội trong suốt 70 năm qua vì những gì đã gây ra trong Thế chiến II và không có lời nào bào chữa cho tội ác của những người đi trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét