Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Trung Quốc chống phán quyết PCA: Bộc lộ rõ bản chất ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế

Sau khi Tòa Trọng tài thường trực (viết tắt là PCA - Permanent Court of Arbitration) có trụ sở ở La Haye - Hà Lan ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc vào ngày 12/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức lãnh đạo nước này đã đồng loạt lên tiếng chống lại phán quyết của PCA.

Hoan nghênh PCA đã ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò 9 đoạn

Ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực (viết tắt là PCA - Permanent Court of Arbitration) có trụ sở ở La Haye - Hà Lanđã ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông sau 3 năm thụ lý.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

TQ dịu giọng sau khi Hoàn Cầu kêu gọi chuẩn bị cho chiến tranh

Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm phụ thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 5/7 đăng tải bài xã luận kêu gọi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự có thể xảy ra ở Biển Đông.
Báo Trung Quốc lỗi cho Mỹ can thiệp vào khu vực Biển Đông, làm phức tạp tình hình và cho rằng căng thẳng có thể leo thang do phán quyết sắp tới từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về vụ kiện đường 9 đoạn.
Đây được cho là một động thái gây thêm căng thẳng trước thềm phán quyết và giống như một sự cảnh báo sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền (phi pháp) của Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế.
Trả lời câu hỏi về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cùng ngày đã đưa ra một phản ứng dịu nhẹ hơn khi nói rằng Bắc Kinh luôn cam kết vì hòa bình.
"Trung Quốc sẽ làm việc với các nước ASEAN để đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông", ông Hồng nói tại phiên họp báo thường ngày, nhắc đến Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tái khẳng định quan điểm về việc PCA sắp ra phán quyết liên quan đến vụ kiện Biển Đông: "Chúng tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rằng, đối với các tranh chấp có liên quan, Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ quyết định mang tính áp đặt nào của bên thứ ba và đó không phải là giải pháp được Trung Quốc chấp nhận".
Năm ngoái, PCA khẳng định vụ kiện phản ánh "tranh chấp giữa hai nước liên quan tới việc diễn giải và áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982" và vấn đề này thuộc thẩm quyền của PCA.
PCA cho rằng việc Trung Quốc không tham gia quá trình tố tụng không ảnh hưởng đến quyền xét xử của tòa, đồng thời quyết định đơn phương khởi kiện của Philippines không vi phạm thủ tục giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.
Trong một diễn biến liên quan, Philippines cũng tìm cách làm giảm căng thẳng với Trung Quốc trước phán quyết của PCA, nhưng phủ nhận khả năng bác bỏ kết quả của vụ kiện.
"Thực tế đã chỉ ra rằng không ai muốn xảy ra xung đột, không ai muốn giải quyết xung đột bằng vũ lực, không ai muốn chiến tranh", Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói trên truyền hình ngày 5/7.
"Tôi hiểu rằng tổng thống muốn duy trì quan hệ tốt đẹp, vững mạnh với tất cả mọi người, bao gồm cả Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác", ông Yasay nói, đề cập đến tuyên bố của tân Tổng thống Rodrigo Duterte khi tuyên thệ nhậm chức vào tuần trước.
Ông Yasay nói Philippines sẽ cần đến "một phái đoàn đặc biệt" để giúp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

rung Quốc tập trận ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền Việt Nam

Ngày 4.7.2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc thông báo sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5-11.7.2016 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Theo thông báo của Cục Hải sự Trung Quốc ngày 3.7.2016, phía Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận từ ngày 5-11.7.2016 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
         Hành động này của phía Trung Quốc một lần nữa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của Lãnh đạo Cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”.

Chuyên gia Mỹ dự báo phản ứng từ Trung Quốc nếu Philippines thắng kiện

Theo Đài RFI, vào ngày 12/7 tới, Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) sẽ công bố phán quyết về trường hợp Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông theo đơn kiện của Philippines.
Giới quan sát dự báo Bắc Kinh sẽ bị thua và có hành động không xứng tầm với một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Theo phân tích của ông Harry J.Kazianis, chuyên gia Mỹ hàng đầu về an ninh quốc phòng của tổ chức nghiên cứu Potomac Foundation và tạp chí an ninh The National Interest, Bắc Kinh có nhiều phương án nhưng tất cả đều không có lợi cho toàn thể châu Á và cho cả Washington.
Phương án thứ nhất khi bị thua kiện, Trung Quốc không làm gì và xem như mặc nhiên chấp nhận phán quyết, nhưng âm thầm bước qua giai đoạn mới để khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố các đảo nhân tạo, xây dựng tiền đồn và trang bị vũ khí đầy đủ kể cả với tên lửa diệt hạm, chiến đấu cơ và oanh tạc cơ thực hiện chiến lược mà Bắc Kinh gọi là vùng cấm tiếp cận A2/AD.
Trung Quốc đã nhiều lần nói đến phương án A2/AD để bày tỏ sự tức giận đối với Mỹ.
Tuy nhiên, theo nhận định của Harry J.Kazianis, ít có khả năng Bắc Kinh chọn kịch bản này vì nếu bị xử thua, phe dân tộc chủ nghĩa sẽ gây áp lực rất lớn với ông Tập Cận Bình, đòi hỏi một phản ứng mạnh bạo hơn, bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc vượt tầm Biển Đông.
Trong tình thế này, rất có thể Bắc Kinh sẽ chọn phương án thứ hai, được xem có "xác suất cao nhất": Tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng Biển Đông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ viện lý do phán quyết của PCA đe dọa an ninh Trung Quốc.
Với những căn cứ quân sự trái phép ở Hoàng Sa của Việt Nam và lực lượng hải quân, không quân, tên lửa bố trí trong vùng, Trung Quốc hội đủ các yếu tố để tuyên bố ADIZ ở Biển Đông, còn thi hành hay không là chuyện khác.
Phương án thứ ba là Trung Quốc dùng hết sức mạnh của mình để "châm ngòi" vào các điểm nóng tại châu Á mà nhà phân tích Harry J.Kazianis gọi là hung hăng.
Cụ thể Trung Quốc sẽ gia tăng hoạt động hải quân, không quân ở biển Hoa Đông để chọc giận Nhật Bản.
Bắc Kinh sẽ tạo căng thẳng ở eo biển Đài Loan, cấm du khách Trung Quốc đại lục sang thăm hải đảo, giảm giao thương và đầu tư.
Trung Quốc cũng có thể bồi đắp bãi đá ngầm Hoàng Nham (Scarborough) thành căn cứ quân sự tiền phương, vốn chỉ cách quân cảng Subic Bay (Philippines) 150 hải lý.
Như vậy sau ngày 12/7, châu Á không tránh khỏi tình trạng căng thẳng gia tăng vì Trung Q