Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015

Vụ giàn khoan Hải Dương-981 P1

Vụ giàn khoan Hải Dương-981 ("HD-981") là sự việc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 1 tháng 5 năm 2014, dẫn tới việc nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm.[4][5]
Báo chí quốc tế xem nơi Trung Quốc đặt giàn khoan là vùng biển tranh chấp[6][7][8] nhưng cả Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định đây là vùng biển thuộc chủ quyền của mình và không thừa nhận có tranh chấp tại đây.[9][10]

Giàn khoan dầu Hải Dương 981[sửa | sửa mã nguồn]

Giàn khoan dầu Hải Dương 981 (Trung văn giản thể海洋石油981bính âmHǎiyáng Shíyóu 981Hán-ViệtHải Dương Thạch Du 981; tên viết tắt tiếng Anh: CNOOC 981; báo chí tiếng Việt còn gọi là Hải Dương-981 hoặc gọi tắt là HD-981[11]) là giàn khoan biển sâu di động có kích cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc sản xuất và do Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) sở hữu. Hải Dương 981 dài 114 m, rộng 90 m, cao 137,8 m và nặng 31.000 tấn; diện tích boong của giàn khoan có kích thước bằng một sân bóng đá chuẩn. Giàn khoan này có thể khoan sâu tối đa 12.000 m.
Theo Tân Hoa xã, giàn khoan chính thức được Trung Quốc đưa vào hoạt động vào ngày 9 tháng 5 năm 2012, tiến hành khoan trên biển lần đầu tiên tại một khu vực trên biển Đông, cách Hồng Kông 320 km về phía đông nam, ở độ sâu 1.500 m.
Trung Quốc đã đầu tư 6 tỉ nhân dân tệ (952 triệu đô la Mỹ) cho Hải Dương 981. Tập đoàn đóng tàu quốc gia Trung Quốc đã mất trên ba năm mới hoàn tất giàn khoan Hải Dương 981.[12]

Vị trí đặt giàn khoan[sửa | sửa mã nguồn]

2 tháng 5 - 27 tháng 5[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 2 tháng 5 năm 2014, giàn khoan được Trung Quốc đưa đến tọa độ 15°29′58″B 111°12′1″Đ,[13] cách đảo Tri Tôn (Trung Quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa và đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc) 17 hải lý (khoảng 30 km) về phía nam, cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông.[4] Đảo Tri Tôn cũng như toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc kiểm soát từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 với Việt Nam Cộng hòa.
Theo Việt Nam, vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.[13] Theo Trung Quốc, giàn khoan hoạt động trong vùng biển của quần đảo Tây Sa[14] (quần đảo Hoàng Sa). Mặc dù, Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Tri Tôn cùng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa theo nguyên tắc chiếm hữu thực sự, nhưng quan điểm chính thức của Việt Nam cho rằng: Quần đảo Hoàng Sa, cũng như quần đảo Trường Sa, đều là tập hợp của các đảo, đá và bãi cạn nhỏ bé, không đủ lớn để có đời sống kinh tế riêng. Trung Quốc cũng như Việt Nam đều là các quốc gia ven biển không phải là những quốc gia quần đảo, nên theo công ước luật biển của Liên Hợp Quốc 1982 không thể áp dụng những quy định của quốc gia quần đảo vào các quần đảo xa bờ của quốc gia ven biển. Mà trong trường hợp này là quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) không thể có đường cơ sở chung bao lấy toàn bộ quần đảo như đường cơ sở Trung Quốc công bố năm 2006, và quần đảo này cũng không thể có vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở đó. Từng đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa chỉ có độc lập từng vùng lãnh hải tối đa 12 hải lý quanh mỗi đảo mà thôi. Nên Việt Nam không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa trong tuyên bố về vị trí của giàn khoan Hải Dương-981, mà chỉ nói giàn khoan nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam không liên quan đến vùng biển mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (tức Hoàng Sa theo Việt Nam).[15]
Vị trí này thuộc trong lô dầu khí mà Việt Nam đánh số 143 và chưa thăm dò, khai thác, nhưng được đánh giá là ít trữ lượng dầu. Vùng biển đặt giàn khoan sâu khoảng 1.000 m, trong đó nơi Trung Quốc đặt giàn khoan thì sâu khoảng 1.100 m. Vì vậy, Trung Quốc phải dùng giàn khoan đặc biệt, dạng nửa chìm nửa nổi. Giàn này có hai cách định vị, dùng neo xuống đáy biển hoặc các chân vịt để tự cố định.
Về tiềm năng dầu khí, chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây đã hợp tác với một hãng dầu khí của Mỹ nghiên cứu, và đến năm 1972 đã khảo sát địa chấn nhưng chưa rõ kết quả khảo sát ra sao.[16]

Từ 27 tháng 5[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 5, Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về hướng đông bắc đến vị trị mới. 10 sáng ngày 27 tháng 5, giàn khoan được neo tại tọa độ 15°33′38″B111°35′2″ĐTọa độ15°33′38″B 111°35′2″Đ, cách đảo Tri Tôn 25 hải lý về phía đông đông nam, cách vị trí cũ 23 hải lý về phía đông đông bắc và cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý.[17] Việt Nam đưa tin vị trí mới của giàn khoan vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Tại vị trí này Trung Quốc sẽ bắt đầu thăm dò giai đoạn 2.[18]

Nguyên nhân và động cơ[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc cho biết sẽ thăm dò dầu khí tại vị trí trên từ 2 tháng 5 đến ngày 15 tháng 8 năm 2014.[13]
Ernest Bower và Gregory Poling ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho là sự kiện giàn khoan này có ý nghĩa "quan trọng" và "cho thấy rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn thử phản ứng của Việt Nam, các nước trong ASEAN và Washington". Theo trang mạng của Đài Truyền hình Mỹ CNBC dẫn lời một quan chức trong ngành dầu khí Trung Quốc thì "Quyết định này thể hiện ý chí của chính phủ Trung Quốc và cũng liên quan đến chiến lược của Mỹ ở châu Á," và "Quyết định này không phải vì lý do thương mại. Nó không phải là CNOOC (Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc) có kế hoạch thăm dò lớn ở khu vực." mà vì lý do chính trị nhằm thể hiện vai trò và chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông.[19]
Trang mạng của Forbes cho là "Đây là lần đầu tiên Trung Quốc khoan ở vùng biển Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc công khai sử dụng tàu thân xám, tứctàu hải quân, để hỗ trợ cho tàu thân trắng, tức tàu hàng hải dân sự."[19]

Luận điểm Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc cho rằng hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 là hoạt động dầu khí bình thường của một doanh nghiệp Trung Quốc ở khu vực phía nam đảo Trung Kiến của Tây Sa (đảo Tri Tôn của Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng hành động của Việt Nam là quấy nhiễu, khiến "Trung Quốc buộc phải tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh tại hiện trường, ngăn chặn hành động quấy nhiễu của Việt Nam, để duy trì trật tự sản xuất và tác nghiệp trên biển cũng như đảm bảo an toàn hàng hải".[20]

Luận điểm Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Phía Việt Nam đã hoàn toàn bác bỏ và không chấp nhận quan điểm này của phía Trung Quốc. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan Hải Dương 981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự, vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.[21

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét